Rao vặt Đà Nẵng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Rao vặt Đà Nẵng

You are not connected. Please login or register

Nguyên nhân khiến phụ nữ luôn mệt mỏi

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

danang


Admin

Trong ngày, 51% phụ nữ thường cảm thấy thiếu năng lượng và mệt mỏi. Đâu là lý do khiến nguồn năng lượng ở mức báo động và các giải pháp hồi phục chúng?

>> Bưởi vừa ngon vừa trị bách bệnh
>> Sống khỏe và trường thọ nhờ 4 quy tắc ăn uống
>> Nhập viện vì đeo nhẫn cho... “của quý”
>> Công dụng của khoai lang vỏ đỏ ruột vàng
>> Đôi điều chưa biết về nấm ăn

Luôn thách thức bản thân

Giải pháp: Học cách nói “Không”

Nhà tâm lý học Kristina Downing – Orr cho biết phụ nữ hiện đại dễ vướng vào guồng quay thành tích và xây dựng quan hệ xã hội trên các trang cá nhân như Facebook, Twitter.

Đó là lý do khiến họ kiệt sức. Vì thế, trước khi quyết định đón nhận các thử nghiệm mới, hãy tự hỏi: “Tôi có thể làm không?” và “Tôi thực sự có muốn làm không?”. Nếu câu trả lời là “Không”, tốt nhất bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi.

Chế độ ăn thiếu thịt

Giải pháp: Bổ sung viên sắt

Khi cảm thấy mệt mỏi, hãy kiểm tra lượng sắt trong máu, nhất là khi bạn giảm lượng thực phẩm từ thịt và sữa trong bữa ăn hàng ngày.

Ngoài việc bổ sung viên sắt, bạn có thể dùng thêm các loại thực phẩm như cá ngừ, yến mạch, lúa mạch, các loại đậu… Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm vitamin C để nâng cao khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể.

Mất nước

Giải pháp: Uống nước dừa

Cơ thể thiếu nước có thể dẫn đến tình trạng thiếu tập trung, mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn. Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước là do bạn tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều muối.

Muốn biết lượng nước cần thiết, bạn chỉ cần chia trọng lượng cơ thể cho 30. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể uống trà thảo dược hoặc nước dừa.

Do chứa nhiều chất điện giải, nước dừa rất cần cho cơ thể để lấy lại năng lượng.

Làm nhiều việc cùng lúc

Giải pháp: Tăng thời gian thư giãn

Cuộc sống hiện đại, bận rộn khiến bạn phải làm nhiều việc cùng một thời điểm. Tuy nhiên, vừa đọc e-mail, nhắn tin điện thoại, vừa tập các động tác thể dục có thể không mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe như bạn nghĩ.

Trái lại, chúng sẽ kích thích quá mức hệ thống dopamine ở não bộ. Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh, tạo cảm giác hưng phấn nhưng lại rất dễ bị cạn kiệt.

Một khi lượng dopamine giảm xuống mức thấp, bạn sẽ mất tập trung, dễ xuống tinh thần, thậm chí buồn bã, chán nản.

Bạn có thể cân bằng lượng dopamine bằng các hoạt động nhẹ nhàng như làm vườn, tập thiền hay đi bộ đường dài.

Tuyến giáp hoạt động kém

Giải pháp: Kiểm tra

Nếu tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, bạn sẽ dễ mệt mỏi tăng cân và hay thay đổi trạng thái thất thường. Vì thế hãy kiểm tra lượng hormone tuyến giáp trong máu khi có các dấu hiệu trên.

Bạn có thể dùng thuốc hỗ trợ như hormone thyroxine tổng hợp để lấy lại nguồn năng lượng trong vòng một tháng.

Nguyên nhân khiến phụ nữ luôn mệt mỏi

Thức khuya là nguyên nhân khiến chị em thường xuyên mệt mỏi. (ảnh minh họa)

Thức khuya

Giải pháp: Lệnh giới nghiêm trước giờ đi ngủ

Khi phải thức khuya làm việc trên laptop, những hình ảnh sáng trên màn hình sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ bởi chúng khiến cơ thể bạn luôn ở trạng thái báo động.

Ngoài ra, ánh sáng màn hình còn gây bất lợi đến việc sản sinh các melatonin, hormone có công dụng điều trị các chứng mệt mỏi.

Để ngủ ngon, trước khi lên giường, bạn nên tắt đèn và tránh xa điện thoại và laptop ít nhất nửa tiếng.

Quá tải với các thiết bị công nghệ

Giải pháp: Tránh xa điện thoại

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng sóng điện từ phát ra từ các thiết bị như điện thoại bàn, di động, máy phát sóng wi-fi sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tuyến giáp trạng cũng như việc sản sinh hormone melatonin có lợi cho sức khỏe.

Bạn có thể khắc phục bằng cách đặt các vật dụng phát sóng điện từ ra khỏi phòng ngủ mỗi khi bạn cảm thấy khó ngủ và mệt mỏi.

Mắc bệnh coeliac

Giải pháp: Kiểm tra định kỳ

Một trên 100 người tại Anh mắc bệnh coeliac khiến cơ thể không dung nạp gluten, chất đạm có trong lúa mì, yến mạch…

Do vậy, khi cảm thấy cơ thể thiếu năng lượng cũng như các triệu chứng về tiêu hóa, hãy thử kiểm tra để xem cơ thể bạn liệu đã hấp thu đầy đủ dinh dưỡng chưa.

Nếu không điều trị sớm, lâu ngày bệnh coeliac sẽ dẫn đến chứng vô sinh và loãng xương.

Dùng nhiều thức uống chứa cồn

Giải pháp: Bổ sung vitamin C

Gặp gỡ, ăn tối cùng các đối tác thường đòi hỏi bạn phải nhấp vài ly. Khi mới uống, thức uống chứa cồn có thể tạo cảm giác hưng phấn và thư giãn bởi chúng làm gia tăng lượng a xít gamma amino butyric giúp giảm stress.

Thế nhưng, nếu lặp đi lặp lại việc kích thích với thức uống có cồn, não bộ sẽ dần phụ thuộc vào chúng. Điều đó khiến bạn căng thẳng và mất ngủ mỗi khi dùng bia rượu trước giờ ngủ.

Hãy uống 1.000 mg vitamin C mỗi ngày để điều tiết thói quen không có lợi này và uống thêm nhiều sữa để giải độc cho gan.

Vi khuẩn có hại

Giải pháp: Ăn nhiều tỏi và sữa chua

Các vi khuẩn có hại trong ruột phát triển quá mức sẽ dẫn đến bệnh nấm candida, gây ra chứng mệt mỏi và lở miệng.

Phòng ngừa bằng những thực phẩm chống nấm như tỏi và hành tây. Đừng quên tăng cường lượng vi khuẩn có lợi bằng cách bổ sung prebiotic như tỏi tây, măng tây hay sữa chua.

https://raovatdanang.forumvi.com

danang


Admin



(Webtretho) Giảm cân theo một chế độ tập luyện, kiêng khem chặt chẽ và kiên trì sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, mọi người ai cũng khó tránh khỏi những thời điểm yếu lòng. Những lúc như thế này, các bạn gái không cần hoang mang; hãy để nghị lực của bạn nghỉ ngơi một thời gian và chuyển sang áp dụng các biện pháp giảm cân khác nhẹ nhàng, hơi… kỳ quái nhưng vẫn rất hiệu quả.

>> Khám phá bí mật làm đẹp từ cà phê

>> Bí quyết chống lão hóa của Tống Mỹ Linh

>> 6 mẹo làm đẹp đơn giản cho các bà vợ

Mẹo giảm cân kỳ quái nhưng hiệu quảwebtretho_Mẹo cảm cân quái đản nhưng hiệu quả_500

Mẹo giảm cân khó tin nhưng có thật, lại vô cùng hiệu quả. Ảnh: Inmagine
1. Ngửi trái táo, chuối hoặc lá bạc hà

Theo kết quả công bố từ Tổ chức Nghiên cứu và Điều trị bằng Liệu pháp Mùi hương và Mùi vị tại Chicago, Hoa Kỳ, nghiên cứu trên 3.000 tình nguyện viên thì một người ngửi mùi thơm của chuối, táo và bạc hà càng nhiều thì càng ít phải đối mặt với cảm giác thèm ăn và khả năng giảm cân càng cao. Lời giải thích cho hiện tượng này là việc chỉ ngửi mùi thức ăn (có hương thơm đặc thù, mạnh) có thể đánh lừa bộ não rằng bạn đang ăn thật sự, nên khi đã “ngửi” đủ, não sẽ phát ra tín hiệu dập tắt cơn thèm ăn.
2. Vừa ăn vừa soi gương

Một cuộc nghiên cứu đã tìm thấy mẫu số chung giữa việc ngồi ăn trước gương và hiệu quả giảm cân. Người soi bóng trong gương khi ăn đạt được tỷ lệ giảm cân thành công cao hơn bình thường đến 30%. Giải thích cho hiện tượng này, khi nhìn vào hình bóng của chính mình, đặc biệt là nhìn thẳng vào mắt, bạn sẽ “nhìn thấy” cả những tiêu chuẩn, những mục tiêu được ấp ủ trong thế giới nội tâm, đánh thức động lực đã thôi thúc bạn phải giảm cân lúc ban đầu.
3. Giảm cân bằng màu xanh lam

Nghe có vẻ khó tin, nhưng nếu biến môi trường quanh mình thành màu lam, bạn sẽ giảm cân rất nhanh. Đã bao giờ bạn thấy các cửa hàng thức ăn nhanh trang trí bằng các họa tiết, vật dụng màu xanh lam? Bạn có tin hay không nhưng thực tế là màu xanh lam có thể đóng vai trò của một yếu tố ức chế cảm giác thèm ăn. Hãy trang bị cho mình một bộ dụng cụ bàn ăn gồm tô, chén, dĩa, muỗng, đũa, khăn trải bàn… màu xanh; thậm chí, nếu có thể, hãy diện cả bộ cánh màu xanh trong lúc ăn. Ngược lại, tránh để các màu đỏ, vàng, cam xuất hiện quanh khu vực ăn uống – đây là một thông tin đã được khoa học kiểm chứng và được các thương hiệu thức ăn nhanh ứng dụng thành công.
4. Thắt đáy lưng ong

Một số phụ nữ Pháp nhịn ăn bằng cách thắt sợi dây ruy băng dưới áo và quanh chiếc eo thon khi đi ăn ở ngoài. Dạ dày đã bị siết lại hơi phồng lên sau món khai vị, sợi dây càng lúc càng trở nên chật chội, họ sẽ không thể nào không lưu ý đến vùng bụng của mình. Đây phương pháp theo kiểu chịu đấm ăn xôi nhưng vô cùng hiệu quả.
5. Chụp hình món ăn

Nói có sách mách có chứng. Thay vì làm nhật ký ăn kiêng theo cách thông thường với sổ và bút viết, hãy chụp lại hình khẩu phần ăn mỗi bữa của bạn và lưu vào một tập tin. Hình ảnh cụ thể sẽ giúp bạn hình dung dễ dàng hơn loại thực phẩm, khẩu phần thích hợp với mình và cũng sẽ đạt hiệu quả rất cao cho công cuộc giảm cân. Việc lưu lại hình ảnh bữa ăn, sau đó nhìn lại sẽ khơi dậy tiềm thức, ý chí và cảm giác tự hào về thành quả của mình trước khi nạp thêm thức ăn vào bụng. Lưu ý, chỉ giữ trong tập tin hình ảnh những món ăn của chính bạn chứ đừng thử thách nghị lực, khiêu khích sự thèm thuồng bằng những món ăn béo ngọt lâu ngày không được nếm.

https://raovatdanang.forumvi.com

3Nguyên nhân khiến phụ nữ luôn mệt mỏi Empty Cơn lốc ma túy "đá" Mon Feb 06, 2012 2:35 pm

danang


Admin

Kỳ 1: Alô là có “đá”

TT - Vì muốn chứng tỏ sành điệu, khoe “đẳng cấp”, một bộ phận giới trẻ Hà thành đã bị ma túy “đá” mê hoặc. Giờ đây tại Hà Nội, “đá” có mặt trong quán karaoke, nhà nghỉ, khách sạn, trên đường phố, thậm chí tại nhà riêng.

>> Trốn truy nã vẫn gửi tiền về nuôi vợ con
>> Cướp taxi lấy tiền mua ma túy


Một thanh niên bị tổ công tác 141, Công an Hà Nội bắt quả tang tàng trữ ma túy tổng hợp, chất kích thích khi lưu thông tại ngã tư Giải Phóng - Đại Cồ Việt - Ảnh: Nguyễn Quang

Trong những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012, chúng tôi đã có nhiều đêm theo chân các tổ công tác đặc biệt 141, Công an TP Hà Nội chốt chặn tại các nút giao thông, ghi nhận hàng loạt trường hợp thanh niên tàng trữ ma túy tổng hợp dưới dạng “thuốc lắc”, “ke” và ma túy “đá”.

Trung tá Trần Anh Sơn (Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hà Nội - PC45) - chỉ huy tổ công tác đặc biệt Y2, cho biết chỉ trong vòng hai tháng cuối năm 2011, các tổ công tác đặc biệt qua kiểm tra hành chính các thanh niên tham gia giao thông trên phố đã phát hiện hàng trăm trường hợp mang theo ma túy tổng hợp, chất kích thích... Các trường hợp trên đều đang trên đường mang “hàng” đi tiêu thụ hoặc tới nơi chuẩn bị sử dụng ma túy.

Rao bán công khai

Gần giống hạt bột ngọt

Theo PC47, Công an Hà Nội, ma túy “đá” hay còn gọi là “hàng đá”, “chấm đá” là loại ma túy tổng hợp, có chứa chất methamphetamine (meth), amphethamine (amph) được phối trộn phức tạp từ nguyên liệu tự nhiên và hóa chất khác nhau. Sở dĩ loại ma túy này được giới sử dụng gọi là “đá” vì hình dạng bên ngoài trông giống đá - là tinh thể kết tinh thành những mảnh vụn li ti, gần giống với hạt mì chính (bột ngọt). Ngoài dạng phổ biến trên, ma túy “đá” còn bán bất hợp pháp trên thị trường dưới các dạng cục, bột, viên nén.
Theo Tr. - một dân chơi ghiền “đá” nặng khu vực Ngã Tư Sở - chỉ cần một cuộc điện thoại cho mối quen, vài chục phút sau sẽ có người mang bộ chơi “đá” tận nơi để xài. “Giá một bộ chơi “đá” gồm “cóng”, ống hút, bật lửa “khò”, bình gas khoảng 160.000 đồng, nếu giao hàng tận nơi đắt thêm 40.000-50.000 đồng. Riêng “cóng” chơi “đá” dễ dàng mua tại các cửa hàng bán dụng cụ thí nghiệm y tế trước cổng Bệnh viện Bạch Mai trên đường Giải Phóng” - Tr. tiết lộ.

Bộ chơi “đá” còn được rao bán công khai trên mạng với giá xấp xỉ 200.000 đồng. Lần theo số điện thoại chào hàng rao bán “cóng”, chúng tôi được một nam thanh niên đồng ý giao hàng, số lượng không hạn chế nhưng không giao dịch trực tiếp mà chuyển tiền qua tài khoản. Mới đây, PC47 đã triệt phá đường dây buôn bán dụng cụ “đập đá” tại khu vực Đê La Thành và Thành Công (Q.Ba Đình), thu giữ một “kho” hàng khổng lồ gồm hơn 3.400 dụng cụ “đập đá”, “hít ke”...

Đầu tháng 2-2012, từ giới thiệu của Th. - một quản lý nhà nghỉ trên đường Khuất Duy Tiến - chúng tôi điện thoại cho một đầu nậu cung cấp hàng “đá”. Đầu dây bên kia là một cô gái trẻ nói giọng Nam bộ - cho hay đã là người quen của Th. thì sẵn sàng bán với giá mềm, kể cả cho mượn bộ “cóng” và bình hút xịn dùng miễn phí. Theo báo giá từ đầu nậu này, một “gờ” (gam - PV) tròn 2 triệu đồng, hơn 6 triệu đồng một “chỉ” “đảm bảo chất lượng”. Tuy nhiên khi chúng tôi đề nghị gặp trực tiếp nhận hàng, cô này thẳng thừng từ chối. “Tụi em làm hàng có nguyên tắc riêng, anh muốn lấy bao nhiêu cũng có nhưng phải qua tay Th.” - rồi cô cúp máy.

Một lần khác chúng tôi bám theo D. - một tay chơi “đá” sành sỏi ở phường Khương Đình (Q.Thanh Xuân) - “ăn” hàng. Khi tới điểm trước cây xăng trên đường Nguyễn Trãi - đoạn gần Nhà máy thuốc lá Thăng Long, D. dừng xe móc điện thoại gọi, chỉ ít phút sau một thanh niên chạy xe máy không biển kiểm soát, mặt bịt kín khẩu trang trờ tới nhét vào túi áo khoác D. một gói nhỏ rồi cả hai rú ga biến mất, mỗi người một hướng.

Hầu hết là giới trẻ
Theo thống kê của lực lượng chức năng, trong hàng trăm trường hợp thanh niên bị tổ 141 phát hiện tàng trữ ma túy tổng hợp khi lưu thông trên phố, và rất nhiều trường hợp khác bị bắt quả tang sử dụng ma túy tổng hợp tại các nhà nghỉ, quán karaoke trên địa bàn thành phố, điểm chung đều còn rất trẻ, chủ yếu thuộc thế hệ “9x” và lứa tuổi cuối “8x”.

Theo ông Trần Hữu Viễn - đội trưởng đội đấu tranh chống tội phạm tiền chất và ma túy tổng hợp (Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an Hà Nội - PC47), qua thực tế và số liệu nghiên cứu cho thấy có tới 72% người sử dụng ma túy tổng hợp là giới trẻ ở độ tuổi 18-30 tuổi, độ tuổi trên 30 chiếm 26%, riêng độ tuổi dưới 18 ở mức 2% nhưng có xu hướng gia tăng.

Chỉ trong một tháng cuối giáp Tết Nguyên đán, tại Hà Nội lực lượng chức năng đã triệt phá hàng loạt tụ điểm tổ chức sử dụng ma túy tổng hợp, trong đó có nhiều vụ sử dụng ma túy “đá”. Nhiều trường hợp được xác minh là công chức, cán bộ ngân hàng, giáo viên mầm non, sinh viên, thậm chí có trường hợp là học sinh cấp II. Trong vụ “đập đá” tập thể tại một nhà nghỉ trên phố Doãn Kế Thiện do Công an Q.Cầu Giấy triệt phá mới đây, còn có sự tham gia của hai... bà bầu, một cô gái trẻ mang bầu tháng thứ năm, người kia là sinh viên chỉ vừa có bầu hơn một tháng.

Thống kê của PC47, Công an Hà Nội, chỉ tính riêng trong đợt cao điểm từ tháng 7 đến tháng 8-2011, đơn vị này đã xử lý hình sự gần 400 vụ, bắt hơn 460 đối tượng liên quan tới ma túy, trong đó thu giữ 114 viên và hơn 200 gam ma túy tổng hợp, trên 60 gam “đá” methamphetamine, hơn 2.000 dụng cụ sử dụng ma túy...

LÂM HOÀI

https://raovatdanang.forumvi.com

4Nguyên nhân khiến phụ nữ luôn mệt mỏi Empty Văn hóa và... tha hóa Mon Feb 06, 2012 2:37 pm

danang


Admin

Một xã hội "đói" và "túng"

Tục ngữ có câu "Đói ăn vụng, túng làm càn". Một xã hội mà người ta ăn vụng ăn trộm với nhau bằng nhiều cách là một xã hội "đói". Một xã hội mà người ta làm liều bằng mọi cách bất chấp hậu quả là một xã hội "túng". Trong đời sống xã hội, nếu cái gì đó cứ nhân lên theo chiều hướng "đói" và "túng" thì sẽ ẩn chứa những bất ổn.

>> Đứng ngoài đường làm lễ cầu an
>> Sáng nay, phát ấn Đền Trần - Nam Định
>> Vị giáo sư đầu ngành trong căn phòng 6 m2

Và thật trớ trêu, khi cùng với chủ đề "ăn vụng", "làm càn", người Việt mình lại nói như "trách" với kẻ "ăn vụng" rằng, đồ... ăn vụng không biết đường chùi mép. Thế là không biết từ bao giờ, cái thói ăn vụng trở thành chuyện của "kỹ xảo", "tiểu xảo", với ngầm ý rằng, phàm ăn bất cứ thứ gì cũng phải biết chùi sạch mép, kẻ nào không biết làm điều đó là kẻ ngu.

Điều này cũng tương tự như quan niệm "xấu che tốt khoe". Vì vậy, cái xấu, thay vì được điều chỉnh cho tốt đẹp lên thì nó lại bị "che", "chùi" đi cho sạch dấu vết. Trong đời sống ứng xử, cái được dư luận xã hội nói và bàn nhiều, hẳn cái đó đang thuộc dạng "có vấn đề". Nhưng nói một cách khác, bóng bẩy- người ta lại cho là "lên ngôi". Gần đây rộ lên chủ đề về cái ác, sự vô cảm, gian dối...

Chính bởi tâm lý "che giấu" và hành vi chùi sạch dấu vết ấy mà văn hoá tự chịu trách nhiệm bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Khi không có văn hoá này thì không có luôn văn hoá xin lỗi, văn hoá từ chức.

Trong tương quan nhân quả (tốt - xấu), không có văn hoá từ chức thì thói vô trách nhiệm, thói lộng hành sẽ thắng thế. Ai cũng rõ, có những chuyện người dân phải thốt lên: "Sao ông ấy làm nhiều chuyện sai trái vậy mà không thấy ông ấy từ chức?".

Nhưng thực tế không những chẳng có sự xấu hổ xin từ chức nào mà những người dám nói thẳng, nói thật còn bị trù dập, trả đũa công khai. Thế là người ta lại ví "ếch chết tại miệng". Rồi từ những cái "chết" bất thường ấy mà không ít người mang trong mình một nỗi sợ hãi khi phải đối mặt với nạn tham nhũng, lạm quyền.

Một khi người ta không còn dám nói lên tiếng nói của mình mình, không nghĩ bằng cái đầu của mình, không nghe bằng đôi tai của mình, không đi bằng đôi chân của mình, thì dĩ nhiên thói nịnh bợ để tiến thân, thói cầu toàn, an phận sẽ xuất hiện.

Trước đây, người ta lấy mệnh Trời ra để đe nẹt con người, rằng phải biết sợ Trời. Trời là quyền lực tối cao. Trời sinh ra đế vương và cử họ xuống để trị dân. Nhà nước, chính quyền cũng là những đại diện của... Trời. Thần thánh trong thiên hạ cũng được các đế vương phong làm thần để ban ơn hay giáng họa cho con người. Nói chung, lúc nào cũng có sẵn một thứ quyền lực siêu hình sẵn sàng trừng phạt con người.

Đi chung với nỗi sợ hãi thường là những mâm lễ to nhỏ khác nhau mà người ta đội đến để cầu xin thánh thần. Không ít người nghĩ rằng ở đời hễ cứ đưa nhiều lễ thì việc sẽ mau thành, thế nên muốn thần thánh phù giúp thì cũng phải làm như vậy.

Nhằm che giấu những giới hạn về năng lực, về mặc cảm tội lỗi, hèn kém, người ta nghĩ rằng có thể nhờ cậy thần thánh xoá tội cho, bất kể trong cuộc sống họ làm giả, làm gian, lừa lọc để kiếm tiền như thế nào. Thần thánh là đấng bảo kê, chỉ cần tin là đủ.

Thay vì người dân ít phải sợ thần thánh và yên tâm đi ngủ mà không cần đóng cửa, thì nay, thần thánh hiện diện ở khắp mọi nơi, nhưng người dân vẫn phải mua đủ thứ khoá, tìm đủ mọi cách để chống trộm.

Tương quan với nạn trộm cắp ấy, tiếc thay, nạn tham nhũng vẫn là chuyện nổi cộm. Đáng nói những kẻ tham nhũng này lại đông và có "quyền lực" không khác gì thần thánh, thậm chí chúng còn tạo cho mình vỏ bọc "công đức" khi xây cả đền cho thần thánh ngự.

Khi con người không tự thiêng liêng mình thì thần thánh sẽ mất thiêng, bởi ông bà mình đã đúc kết "linh tại ngã, bất linh tại ngã".

Nạn tham nhũng vẫn là chuyện nổi cộm. Ảnh minh hoạ

Xấu che, tốt khoe?

Khi các giá trị bị "mất thiêng" thì văn hoá ứng xử trở nên thiếu kiềm chế. Điều này thấy rõ trong văn hoá giao thông.

Đèn hiệu và những quy tắc giao thông nhắc nhở người ta biết kiềm chế và tuân thủ luật pháp. Nhưng họ vẫn cứ tranh giành bất cứ khi nào có thể. Giành đường giống như giành quyền, thậm chí giành cả những quyền được ưu tiên của người khác (như xe cứu thương, cứu hỏa...).

Người phương Tây sang Việt Nam, họ không vượt đèn đỏ dù đường không có người qua lại, vì từ lâu trong đầu họ có một ý thức rằng đèn đỏ ấy đã bảo họ dừng lại, dừng lại không chỉ mang an toàn đến cho người khác mà còn giữ an toàn cho chính mình.

Hai cách ứng xử trong giao thông ấy chỉ ra con đường đi cho tương lai của một quốc gia. Nếu họ không biết dừng lại đúng lúc thì họ sẽ không thể vững vàng mà đi tiếp được.

Khi ta có đèn xanh để bước đi thì ta hãy tự hào mà bước đi, vì đó là sự tôn trọng của công lý, luật pháp dành cho ta. Không phải tranh giành hay bợ đỡ, lấy lòng ai để đi cả. Luật pháp phải cho người dân biết họ được làm gì và không được làm gì. Muốn thế luật pháp ấy phải công bằng, và những người thực thi nó phải công khai, minh bạch.

Minh bạch thì sòng phòng trong xây dựng "thương hiệu", không phải đánh bóng tên tuổi bằng cái "mặt tiền ảo". Đáng tiếc, cái "văn hoá mặt tiền" của người Việt đang chệch hướng bởi chính quan niệm "xấu che, tốt khoe".

Không ít ngôi nhà có vẻ ngoài hào nhoáng, nhưng bên trong thì nhếch nhác, thiếu tiện nghi và nhà vệ sinh thì khá ô uế. Cứ nhìn vào nhà vệ sinh của những trường đại học, nơi xuất xưởng những trí thức tương lai của dân tộc thì sẽ rõ.

Họ sợ bẩn đến mức không dám cùng nhau giữ gìn vệ sinh chung đã đành, mà còn làm bẩn thêm để tra tấn chính nỗi sợ bẩn của mình. Câu ví "cha chung không ai khóc" phản ánh thói tư lợi, ít nghĩ đến việc chung của người Việt mình.

Không chỉ có thế, người viết từng chứng kiến một phụ nữ ăn mặc sang trọng đến dự lễ tốt nghiệp của bạn bè (hay người thân gì đó). Khi mua hoa để tặng, cô ta dùng chân đá hờ vào bó hoa và hất hàm hỏi "bó này giá bao nhiêu?"...

Ngay cả ở cái chỗ cần sự trân trọng và lòng thành với cái đẹp cũng chỉ đáng để người ta "đá chân" cho xong thủ tục, thì chả trách gì những vụ cướp hoa, giẫm đạp lên hoa cứ thản nhiên diễn ra ở một số lễ hội tôn vinh cái đẹp.

Trong văn hoá, giữa cái được và cái mất, người Việt mình ít nhìn xa, mà chỉ nhìn vào những cái lợi trước mắt. Cứ nhìn vào một số di sản tinh thần thiêng liêng, gắn bó lâu đời với tâm hồn, tình cảm của người Việt như chùa Hương, Yên Tử, đền Trần sẽ thấy ngay.

Người ta đang thương mại và hiện đại hoá lễ hội một cách vô tội vạ, từ việc xây mới các công trình xa lạ với thẩm mỹ người Việt, đến việc dựng cáp treo, bày biện hàng quán với đủ thứ thịt rừng, rượu bia để hút khách...

Có bài báo viết, "Việt Nam không phải là một chiến trường". Bài viết khá hay, nhưng sao lâu nay người ta vẫn cứ nhìn mình như đang ở tình trạng... chiến tranh?

Chiến tranh khiến người dân trở nên mất an toàn. Dư luận xã hội từng đau xót khi so sánh, đất nước không có chiến tranh mà mỗi năm hơn 10 ngàn người phải chết vì tại nạn giao thông.

Không nên nhầm lẫn giữa chiến tranh bảo vệ chủ quyền và thói bạo lực, vô cảm làm tổn hại nhiều nhân mạng. Nhưng một khi con người chỉ vì mục đích đạt "lợi nhuận" (GDP) cho mỗi nhiệm kỳ, mà quay lưng lại với lợi ích của dân, thì "chiến tranh", xung đột nào phải đã lùi xa.

Văn hóa và phản văn hóa gần nhau trong gang tấc

Nhìn một cách tương quan hơn sẽ thấy, chiến tranh đâu chỉ diễn ra giữa người với người mà còn giữa người và tự nhiên vạn vật. Cái thói quen ăn nhậu, được diễn giải như một thứ văn hoá "nam vô tửu như cờ vô phong", không chỉ ăn sâu trong luỹ tre làng, mà ngay cả những giới văn sĩ, trí thức.

Cứ hội họp là mặt đỏ phừng phừng với đủ mọi loại tranh cãi, lý luận... Gần như không chừa một loại thịt thú rừng, bò sát, côn trùng nào, cứ ăn được là sẽ lên bàn nhậu, kể cả con chó nuôi trong nhà, hứng lên cũng kiếm cớ vì nó... ngu, để lôi ra làm thịt.

Cái thói quen xẻ thịt thú rừng, xẻ thịt tự nhiên để "ăn nhậu" phổ biến như thế thì việc người với người dễ "oánh nhau", thậm chí sát hại nhau chỉ vì những cái cớ rất vớ vẩn, đôi khi cũng chỉ cách trong gang tấc.

Không chỉ có thế, với thù oán người mình không "cởi" mà thường "kết", thế nên ngay cả trẻ con cũng nói với nhau rằng "quân tử báo thù mười năm chưa muộn". Mới hay cái tâm lý báo thù ấy luôn sẵn sàng được nuôi dưỡng trong ý chí, đầu óc, để gặp dịp là xuống tay tàn độc với nhau.

Một khi người ta không còn dám nói lên tiếng nói của mình mình, không nghĩ bằng cái đầu của mình, không nghe bằng đôi tai của mình, không đi bằng đôi chân của mình, thì dĩ nhiên thói nịnh bợ để tiến thân, thói cầu toàn, an phận sẽ xuất hiện.

Người Việt mình cũng ưa chụm đầu thù tạc, chuyện hơn kém hay dở của người miền này, miền kia và bắt đầu cho những "cuộc chiến" về ý thức sắc tộc, vùng miền, dòng họ... Đi với nó là sự tự tôn thái quá, thấy cái gì của mình cũng là hay của người khác là dở. Đó là chưa kể đến những cuộc đua chen xây mồ to mả đẹp, nhà thờ họ hùng vĩ... theo kiểu "con gà tức nhau tiếng gáy".

Ai cũng muốn phần hơn, tốt, phấn phát về mình nên nghĩ việc chọn đất chọn cát, biến những mảnh đất tốt đẹp để đặt xác chết, để lo việc phát tài, phát lộc, phát quan tới muôn đời (mà thực tế thì chưa từng xảy ra chuyện đó). Trong khi những nơi xanh tươi như rừng núi, sông hồ thì tha hồ khai thác đủ các loại sản vật để thu lợi. Và việc thu lợi bất chấp hậu quả ấy lại được "hợp thức hoá" bằng những từ như "mả phát", "trời cho ăn lộc"...

Có nhiều những chuyện cần phải chỉnh sửa ngay như: Ô nhiễm môi trường; nhà cửa, đường phố nhếch nhác bẩn thỉu; tiểu tiện giữa đường, ít quan tâm đến vệ sinh công cộng... Văn hoá và phản văn hoá gần nhau trong gang tấc.

Quán cơm vỉa hè là một nét văn hoá đặc thù, nhưng nếu bao nhiêu cái bát bẩn cũng cứ rửa chung một chậu, thức ăn để gần cống rãnh, khách ngồi ăn vứt rác, vứt xương, vứt vỏ ốc... đầy dưới chân mình, thì nhất đinh nó không còn là văn hoá nữa mà là sự ô uế, bẩn thỉu.

Thói quen ăn nhậu bất kể giờ giấc cũng tạo thêm sự bất lương cho những loại thực phẩm kém chất lượng tràn lan. Bởi khi những con ma men không còn có đủ ngũ quan tinh tường để nhận ra đâu là thịt thối đâu là thức ăn, thì bọn vô lương sẽ lợi dụng để tuồn hàng "độc".

Khi độc hại được tẩm vào bất cứ loại thực phẩm nào, thì sự giả dối, lừa lọc lên ngôi. Đúng với câu nói "bệnh tự miệng mà vào". Tuy nhiên, có điều người ta phải mất tiền, mất công, mất sức, mất thời gian để đưa những thứ độc hại ấy vào cơ thể, chỉ vì không nhận ra được lòng người đã độc đến mức không còn thuốc tẩy độc.

Trong thời đại công nghệ thông tin, không thể không nhắc đến cái văn hoá cả tin. Đọc gì, nghe gì cũng có thể cho ra một thứ "cả tin" khó giải thích. Lâu ngày tạo ra một loại "văn hoá tin đồn". Tiếc thay, thói cả tin ấy cũng có sự "cổ vũ" của báo chí, với những loại tin tức không chính xác, những loại tin tức chỉ phục vụ cho những chuyện ở dưới cái đầu...

Giọt nước chảy lâu cũng làm thủng cối đá. Nhiều cái "bất mãn" nhỏ sẽ trở thành một cái "bất mãn" lớn. Nhiều sự tha hoá nhỏ sẽ trở thành một sự tha hoá lớn. Mà văn hoá thì nhất định không thể là tha hoá...

Thái Nam Thắng

https://raovatdanang.forumvi.com

danang


Admin

Theo kết quả nghiên cứu vừa công bố tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe.
Sức khỏe người dân ảnh hưởng do chất lượng không khí ở Việt Nam không đảm bảo. Ảnh: Lê Hiếu.

Hai trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và Columbia của Mỹ thực hiện báo cáo thường niên mang tên The Environmental Performance Index (EPI), khảo sát 132 quốc gia. Họ sử dụng số liệu vệ tinh để đo đếm nồng độ ô nhiễm và từ đó tính toán ra mức độ "bẩn" ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào.

EPI xếp hạng các nước dựa trên việc chỉ số đánh giá việc thực hiện các chính sách liên quan đến môi sinh-y tế và chất lượng hệ sinh thái. Các chỉ số này là một trong các thước đo đánh giá ở cấp độ quốc gia, xem mỗi quốc gia đã tiến gần đến mục tiêu đặt ra về môi trường hay chưa.

Kết quả nghiên cứu được công bố theo từng quốc gia (country profile), gồm nhiều chỉ số như chất lượng không khí, nước, ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe, nông nghiệp, biến đổi khí hậu, rừng....

Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng 132 quốc gia khảo sát.

Về ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe, Việt Nam đứng vị trí 77. Về chất lượng nước Việt Nam được xếp hạng 80. Tính theo chỉ số chung EPI, Việt Nam xếp thứ 79.

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam cho biết, môi trường không khí của hầu hết các khu vực trong thành phố đều bị ô nhiễm bụi, đặc biệt là ở các nút giao thông, các khu vực có công trường xây dựng và nơi tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp.

Các chuyên gia cho biết, không khí ô nhiễm, đặc biệt là các dạng hạt nhỏ trong không khí sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Không khí bẩn và các hạt nhỏ gay nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, bệnh về phổi. Các hạt nhỏ có thể vượt qua rào chắn như khẩu trang, chất nhờn ở trong mũi, miệng để chui vào và nằm lọt trong phổi, gây bệnh nguy hiểm và lâu dài.

Không khí bẩn cũng là tác nhân tạo ra tỷ lệ mắc bệnh về tai, mắt và da cao.

Cũng theo nghiên cứu trên, Ấn Độ là quốc gia có chất lượng không khí tệ hạng nhất thế giới, đứng thứ 132 trong xếp hạng, tính về mức độ ảnh hưởng của không khí đến sức khỏe. Bà Anumita Roychowdhury, giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học và môi trường Ấn Độ cho biết, không chỉ ở các thành phố lớn không khí mới ô nhiễm, mà ở thành phố nhỏ môi trường không khí còn tệ hại hơn. Theo bà, thủ phạm chính là số lượng xe ngày càng tăng ở Ấn Độ.

Các nước khác có chất lượng không khí đứng chót bảng gồm nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Pakistan, Nepal và Bangladesh.

Đứng đầu thế giới về chỉ số EPI là Thụy Sĩ, với chất lượng nước và không khí; cũng như chỉ số bền của hệ sinh thái đều xếp số 1.

Trong khu vực ASEAN, nước có chỉ số EPI xếp hạng cao nhất là Malaysia, với thứ hạng 25. Trong một năm qua, nước này đã qua mặt quốc đảo Singapore để dẫn đầu khu vực về việc thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường, đẩy nước láng giềng xuống thứ hạng dưới, ở mức 52.

Trang Nguyên

https://raovatdanang.forumvi.com

danang


Admin

(VTC News) – Không chỉ lo đối phó với những tên tội phạm công nghệ cao ở bên ngoài mà ngay nội bộ bên trong các ngân hàng cũng "có vấn đề" cần cảnh giác.

>> Giá vàng làm sao thế?
>> Nhà đất bị ép giá vì phong thủy xấu

Thẻ ngân hàng giả làm "dễ như trở bàn tay"

Chỉ với vài chục nghìn đồng lang thang ở chợ Giời (Hà Nội), bất cứ ai cũng có thể mua cho mình những dụng cụ chuyên nghiệp để làm giả thẻ ngân hàng. Những chiếc thẻ giả của các ngân hàng này khi vào tay những “nghệ tặc” sẽ trở thành công cụ hữu dụng.

Theo cán bộ đội Chống tội phạm công nghệ cao Công an Hà Nội, hiện nay, các loại tội phạm trong lĩnh vực an ninh ngân hàng hoạt động khá dễ dàng. Bởi lẽ, các công cụ hỗ trợ cho việc sản xuất thẻ giả ngân hàng được bày bán rất nhiều ở thị trường bên ngoài. Trong khi đó, việc “chống trả” các loại tội phạm này lại hết sức khó khăn bởi bọn chúng thường sử dụng thành thạo công nghệ và thủ đoạn hết sức tinh vi.
Những chiếc thẻ giả của ngân hàng trong một vụ án Công an Hà Nội khám phá
Còn nhớ cách đây chưa lâu, đội Chống tội phạm công nghệ cao CAHN đã khám phá ổ nhóm đối tượng chuyên sử dụng các thẻ ngân hàng giả rồi lừa rút tiền trong tài khoản của khách người nước ngoài.

Dương Văn Bách (SN 1990, Vĩnh Phúc), đối tượng cầm đầu trong đường dây chuyên rút tiền của khách người nước ngoài này đã mua máy sản xuất phôi thẻ ngân hàng ở chợ Giời. Say đó, y cùng đồng bọn đã sản xuất thẻ giả của các ngân hàng ACB, Vietcombank, Agribank.

Cán bộ đội Chống tội phạm công nghệ cao CAHN cho biết, nhìn bề ngoài những chiếc thẻ giả này rất khó phân biệt. Thậm chí nhân viên làm việc ở các trạm kiểm soát sân bay, ngân hàng nhìn bằng mắt thường cũng không thể biết đâu là thật đâu là giả. Chính điều này đã khiến cho những tên tội phạm công nghệ cao dễ dàng thực hiện được mục đích của mình.

Cũng theo lời của cán bộ công an này, hiện nay, hệ thống an ninh của các ngân hàng “đang có vấn đề”. Vì thế, các loại tội phạm công nghệ cao thường hay lợi dụng những điểm yếu này để xâm nhập và thực hiện mục đích phạm tội của mình.

Không những làm thẻ ngân hàng giả, những tên tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng còn dễ dàng làm giả cả thẻ visa và master, dù những loại này đều có đặc điểm riêng khó nhận biết.

Nhân viên thiếu kỹ năng

Có một thực tế hiện nay, các ngân hàng đều không mấy chú trọng vào việc đào tạo các kỹ năng chống cướp cho nhân viên của mình.

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc tên cướp Trần Vũ Huy (SN 1985, Từ Liêm, Hà Nội) mang dao và mìn giả dễ dàng cướp được số tiền 50 triệu đồng từ ngân hàng Maritime Bank tại Hoàng Quốc Việt (Hà Nội).

Ngoài ra, tình trạng nhân viên làm việc ở các ngân hàng có tư chất đạo đức phẩm chất không tốt cũng là một điều đáng bàn. Nắm trong tay "quyền thế", không ít cán bộ ngân hàng đã biển thủ tiền của ngân hàng, tìm cách rút ruột ngân hàng.

Ngân hàng Maritme Bank nơi từng xảy ra vụ cướp táo tợn giữa ban ngày

Lãnh đạo ngân hàng Agribank đã đuổi 6 cán bộ của ngân hàng vì hành vi rút tiền của khách, nướng vào bài bạc, đỏ đen và ăn tiêu.

Cụ thể, cơ quan điều tra PC 46 - Công an Hà Nội xác định, 2 nhân viên giao dịch của chi nhánh ngân hàng Agribank Mỹ Đức là Lê Quang Khải và Nguyễn Thanh Hải câu kết với nhau quyết toán khống, chiếm đoạt trên 45 tỷ đồng (cả gốc và lãi) tiền gửi của khách hàng.

Tại cơ quan công an, hai đối tượng khai đã “đốt” số tiền trên vào cá độ bóng đá và tiêu xài cá nhân. Ngoài ra, cơ quan công an cũng phát hiện Lê Văn Hiển (Trưởng phòng kế toán ngân quỹ) đã nhắm mắt làm ngơ cho Khải và Hải chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng và cũng tham gia cá độ bóng đá.

Ông Nguyễn Văn Nghị và Trần Văn Hải (Giám đốc và Phó giám đốc Phòng giao dịch Kênh Đào, thuộc chi nhánh Agribank Mỹ Đức) và Hoàng Hữu Hợp (nhân viên giao dịch kiêm hậu kiểm) cũng bị khởi tố về hành vi thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo PC46, việc quản lý giám sát, hậu kiểm chứng từ giao dịch và công tác bảo mật về mã giao dịch, mật khẩu của lãnh đạo, nhân viên hậu kiểm tại phòng giao dịch Kênh Đào không chặt chẽ, không đúng quy trình nên để các đối tượng lợi dụng tham ô tài sản.

Phan Mạnh

https://raovatdanang.forumvi.com

7Nguyên nhân khiến phụ nữ luôn mệt mỏi Empty Bệnh viện ăn cắp giờ công Mon Feb 06, 2012 2:40 pm

danang


Admin

Lợi dụng tâm lý lo lắng khi phải “xếp hàng” chờ phẫu thuật của bệnh nhân, nhiều bệnh viện công tại TP.HCM đã mở ra “dịch vụ” và tổ chức cho bác sĩ ăn cắp giờ công để thu tiền hưởng lợi, bất chấp sự khó khăn túng thiếu của người bệnh.

>> Đừng để trẻ đi thang cuốn một mình!
>> Tên tôi có nghĩa “biết giữ lời”
>> Khởi tố vụ án "bảo kê" giang hồ ở TP.Biên Hòa

“Bánh mì kẹp thịt” là cụm từ mà giới bác sĩ (BS) phẫu thuật ở TP.HCM, đặc biệt là BS của Bệnh viện (BV) Chấn thương - Chỉnh hình, thường dùng. Cụm từ đó ám chỉ hình thức các BS, BV nhà nước dùng phòng mổ chương trình (CT) để “nhét” bệnh nhân (BN) mổ dịch vụ (DV) ngay trong giờ hành chính.

Mổ “cờ tờ” và mổ “y cờ”

“Bánh mì” ở đây là nói về BN mổ CT (mổ theo lịch sắp xếp của khoa, người bệnh tốn ít tiền, BS cũng nhận được ít tiền); còn phần “thịt” ngon hơn là nói về BN mổ DV (BS mổ DV sẽ nhận được nhiều tiền so với mổ CT).

Ở một số BV, BS cũng thường dùng “biệt hiệu” mổ “cờ tờ” và mổ “y cờ” (ý nói mổ CT và mổ yêu cầu - YC). “Mổ CT”, “mổ YC”, mổ ngoài giờ, hay “bánh mì kẹp thịt”... đều là những biến tướng trong phẫu thuật ở hệ thống BV công lập.


Ngành y tế cần xem lại thực trạng bác sĩ bệnh viện công lo mổ dịch vụ quá nhiều - Ảnh: Thanh Tùng

Trong những năm gần đây, khi mà ngày càng có nhiều BS “chạy đua” về thu nhập thì BN là người bị thiệt thòi. Thực trạng này đã đến lúc báo động, bởi vì nó có thể biến các BV công thành nơi chuyên mổ DV không khác gì là một dạng BV tư.

BV Chấn thương - Chỉnh hình TP.HCM là BV chuyên khoa đầu ngành ở phía nam về lĩnh vực cột sống, chỉnh hình..., nơi đây luôn tập trung đông đúc người bệnh. Lâu nay, BN và một số y, BS than phiền về việc nhiều BS ngoại khoa của BV này tận dụng thời gian, cơ sở vật chất của nhà nước để làm DV quá nhiều, khiến giới BS ngày càng thờ ơ với BN ít tiền, mổ CT. Có những người bệnh gia cảnh không mấy khá giả, thậm chí là người nghèo, người có thẻ bảo hiểm y tế, người có công cũng bị “hướng” sang mổ DV. Qua quá trình tìm hiểu, thu thập số liệu BN phẫu thuật điều trị tại BV này hơn nửa năm qua (từ tháng 5.2011 đến tháng 1.2012 vừa qua), chúng tôi phát hiện BS của BV công lập này phần lớn dành thời gian làm việc để mổ DV là chính. BS ở đây thường xuyên áp dụng chiêu thức “bánh mì kẹp thịt”, ăn cắp giờ công để làm DV, nhằm hưởng lợi cho riêng mình quá nhiều!

“Mổ CT phải đợi, còn DV mổ ngay, về sớm”

Lượng BN mổ DV hằng ngày tại BV Chấn thương - Chỉnh hình luôn chiếm hơn gấp đôi đến gấp 3 lần lượng BN mổ CT. Theo số liệu chúng tôi thu thập được, bình quân mỗi ngày số BN mổ CT ở BV này trên dưới 30 ca, nhưng lượng mổ DV luôn hơn 50, 60 đến 70, 80 ca.

Một BS của BV cho chúng tôi biết: “Lượng mổ DV ở đây luôn rất lớn, những ngày cao điểm lên đến 80 ca là chuyện bình thường. Giải thích ra bên ngoài mổ DV là làm ngoài giờ hành chính, nhưng thực tế thì không phải vậy, BS mổ DV cả trong giờ hành chính”.

Còn một nhân viên khác của BV thì nói thẳng: “Cả các BS trưởng, phó các khoa phòng, thậm chí là lãnh đạo BV cũng... tham gia mổ DV trong giờ hành chính!”.

Vì lợi ích cá nhân, BS và BV đã hướng BN sang mổ DV. Nghe BS hỏi “mổ CT thì phải chờ đợi, còn mổ DV thì mổ ngay, về sớm, chọn loại nào?”, thì BN cũng phải suy nghĩ. Vì "gợi ý đó" mà nhiều người bệnh, dù gia cảnh khó khăn cũng cố vay mượn đóng cho đủ tiền để được mổ DV. Đó là chưa nói, có BS còn “dọa” thêm: “Bệnh này để lâu thì sẽ nguy hiểm hơn”. BN nghe xong càng sợ, càng lo đăng ký mổ DV gấp.

Thực tế không hiếm những BN ở tỉnh, thuộc diện nghèo, hoặc không mấy khá giả cũng ráng lo chạy tiền để mổ DV cho nhanh. “Thậm chí có BN nghèo, sau khi mổ DV phải xin cơm từ thiện để qua ngày”, một nhân viên của BV nói. Điều đáng nói là chính vì thờ ơ với người bệnh mổ CT, nên đến khoảng 2-3 giờ chiều là BS không muốn mổ CT nữa. Từ thời điểm này kéo dài đến 21 - 22 giờ đêm là BS dành hết "tâm huyết" cho việc mổ DV kiếm tiền.

Thế nhưng, trả lời với PV Thanh Niên về vấn đề mổ CT, mổ DV, bác sĩ Trần Thanh Mỹ, Giám đốc BV Chấn thương - Chỉnh hình, khẳng định: “Số lượng BN mổ DV tại BV mỗi ngày chỉ 40 - 45 ca (?)”. Và theo ông thì mổ DV là để cải thiện đời sống CBCNV của BV, trong đó chủ yếu là giúp điều dưỡng có thêm thu nhập (?).

Giúp điều dưỡng, hay tạo điều kiện để BS phẫu thuật viên ăn cắp giờ công (đã được trả lương), dùng cơ sở vật chất của BV công để làm lợi riêng, hưởng tiền mổ DV cao chót vót hàng chục, hàng trăm triệu đồng mỗi tháng? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi phần tiếp theo của loạt bài điều tra này trên các số báo tới.

Những con số đáng báo động

Hơn 6 tháng điều tra về thực trạng ăn cắp giờ công tại BV Chấn thương - Chỉnh hình TP.HCM, PV Thanh Niên đã ghi nhận những số liệu đáng báo động. Cụ thể:

Ngày 18.5.2011: số BN được xếp mổ DV lên đến 71 ca, trong khi số xếp mổ CT chỉ có 25 ca.

Ngày 30.8.2011: số BN xếp mổ DV 59 ca, số BN xếp mổ CT chỉ 29 ca.

Ngày 31.8.2011: số BN xếp mổ DV 70 ca, nhưng số xếp mổ CT chỉ 33 ca.

Ngày 7.9.2011: số BN xếp mổ DV 67 ca, số mổ CT chỉ 31 ca.

Ngày 2.11.2011: số BN xếp mổ DV lên đến 79 ca, trong khi số BN mổ CT chỉ 24 ca.

Ngày 16.11.2011: số mổ DV 75 ca, số mổ CT chỉ 27 ca.

Ngày 14.12.2011: số BN xếp mổ DV 67 ca, trong khi số BN xếp mổ CT chỉ 29 ca.

Ngày 21.12.2011: số mổ CT chỉ 24 ca, nhưng số xếp mổ DV lên đến 59 ca.

Ngày 22.12.2011: mổ CT 25 ca, nhưng số BN xếp mổ DV 56 ca.

Ngày 23.12.2011: mổ CT 27 ca, nhưng số BN xếp mổ DV 58 ca.

Ngày 27.12.2011: số BN xếp mổ CT 27 ca, nhưng số xếp mổ DV lên đến 75 ca.

Ngày 4.1.2012: số BN được xếp mổ DV lên đến 73 ca, trong khi số BN xếp mổ CT chỉ 32 ca...

Không tiền cũng ráng lo... dịch vụ

Trong quá trình tìm hiểu viết bài này, chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp thương tâm trước sức ép "mổ DV".

Nằm một mình trên giường bệnh, bà N.T.T (trọ tại thị trấn Thanh Bình, H.Bù Đốp, tỉnh Bình Phước) không ngớt rớt nước mắt cho cảnh ngộ của mình. Bà T. đi bán bánh mì bị té gãy tay, vào BV Chấn thương - Chỉnh hình một thân một mình. Bà cho biết: “Lúc mổ, tôi không nghe người của BV giải thích gì, chỉ có một cô nhân viên đến hỏi tôi có đồng ý mổ không. Tôi nói đồng ý. Đâu ngờ họ đã chọn sẵn cho mình mổ DV loại 1”. Chi phí mà bà phải đóng cho ca mổ là 4,5 triệu đồng, chưa kể hơn 1 triệu tiền mua dụng cụ. Nhiều ngày qua, bà T. ở trong BV đều nhờ người đi xin cơm chay từ thiện hoặc ăn cơm mà các BN khác chia cho. Bà T. giàn giụa nước mắt: “Trời ơi, nếu biết có thể mổ thường để đỡ chút tiền tôi cũng ráng chịu chờ nữa, 8 triệu bạc mà chòm xóm gom cho mượn giờ hết sạch, không biết mấy ngày tới sẽ sống sao, còn thằng con đang đi học, không biết tiền đâu nó ăn nữa”.

Ngày 4.2.2012, tại khu chờ bên ngoài phòng mổ của BV, anh H., bố của bệnh nhi nam (8 tuổi, nhà ở Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) nói với chúng tôi: “Cách nay khoảng 2 tháng, con tôi bị tai nạn gãy tay trái nên tôi đưa lên đây. Vào viện từ lúc 6 giờ sáng nhưng chờ đến 3 giờ chiều mới được chữa trị. Lúc này nghe BS nói chuyện mổ DV, tôi chấp nhận luôn chứ thấy con đau đớn mà chờ đợi lâu vậy sao chịu cho thấu. Đợt đó chi phí hết hơn 10 triệu đồng. Đợt này lên để mổ lấy nẹp ra, tôi cũng chọn mổ DV cho nhanh, người ta bảo đóng trước 4,5 triệu đồng. Nếu các anh là nhà báo thì nên làm rõ vấn đề mổ DV, mổ theo CT nhà nước để người dân biết, chứ vào BV mấy ai hiểu rõ những chuyện đằng sau việc mổ DV”.

BN N.T.T.T (18 tuổi, H.Bình Chánh, TP.HCM) cũng vào phòng mổ vào giờ hành chính với gói mổ DV. Người nhà BN này cho biết: “Gia đình thuộc diện hộ nghèo, cha mẹ đều là công nhân. Tôi lên nuôi cháu để cha mẹ cháu đi làm kiếm tiền. Chi phí mổ hết 4,6 triệu đồng, trong đó tiền dụng cụ là 600.000 đồng. Nghe BS nói mổ DV thì nhanh gọn nên chịu đại vậy, tiền viện là đi hỏi vay mượn người ta đó, trả lãi nặng cũng phải chịu!”.

Thanh Tùng - Thanh Thùy

https://raovatdanang.forumvi.com

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết