Rao vặt Đà Nẵng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Rao vặt Đà Nẵng

You are not connected. Please login or register

Chết vì chơi game 23 giờ liền

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Chết vì chơi game 23 giờ liền Empty Chết vì chơi game 23 giờ liền Mon Feb 06, 2012 2:23 pm

danang


Admin

TT - Một thanh niên Đài Loan đã chết trong một quán cà phê Internet ở phía bắc, gần Đài Bắc vì chơi trò chơi điện tử trực tuyến mà 30 game thủ khác không hề hay biết người ngồi cạnh này đã qua đời cách đó chín giờ.

Chết vì chơi game 23 giờ liền 546091-jpg_002200
Nhiều người lầm tưởng Trần Vinh Hựu vẫn còn sống khi hai tay vẫn trong tư thế chơi game - Ảnh: Sina
Người phục vụ tại quán cà phê Internet cho biết Trần Vinh Hựu, 23 tuổi, chết khi ngồi trên ghế, thân hình cứng lại, hai bàn tay thẳng ra trước. Điều tra sơ bộ của cảnh sát cho thấy anh ta chết do kiệt sức sau khi chơi 23 giờ liền kết hợp với thời tiết lạnh khiến tim ngừng đập. Trần có tiền sử mắc bệnh tim.

ĐÔNG PHƯƠNG (Theo Nhân Dân Nhật Báo)

https://raovatdanang.forumvi.com

danang


Admin

Nhiều điều khó hiểu trong vụ cưỡng chế đầm ở Tiên Lãng

Đúng 1 tháng trôi qua kể từ ngày 5.1, ngày xảy ra vụ cưỡng chế đầm thủy sản ở Tiên Lãng gây chấn động dư luận khi những người nông dân dùng súng bắn bị thương 6 công an, bộ đội, đến nay vẫn còn hàng loạt điều khó hiểu chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

>> Theo Vnexpress, huyện Tiên Lãng vừa có trần tình về việc giao đất
>> 'Một số quan chức đã nhầm lẫn trong vụ Tiên Lãng'
>> Thông tin mới vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng

Chúng tôi có trong tay bản kế hoạch tổ chức cưỡng chế đầm thủy sản (kế hoạch số 104) do ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND H.Tiên Lãng, ký ngày 24.11.2011 (trước khi cưỡng chế hơn 1 tháng). Trong đó, mục tiêu của UBND H.Tiên Lãng là cưỡng chế cả hai khu đầm, một của ông Đoàn Văn Vươn, một của ông Vũ Văn Luân.

Huy động tối đa cán bộ, chiến sĩ…

Bản kế hoạch được chuẩn bị rất chi tiết, ngoài các cán bộ Phòng TN-MT, dân quân tự vệ, đoàn thể địa phương, ông Hiền chỉ đạo huy động tối đa lực lượng công an. Nguyên văn một đoạn trong bản kế hoạch 104: “Công an huyện, gồm 1 đồng chí lãnh đạo trực tiếp chỉ huy, huy động tối đa cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng (cảnh sát điều tra, cảnh sát trật tự, cảnh sát phòng cháy, cảnh sát giao thông, cảnh sát hình sự)”.

Về lực lượng bộ đội, bản kế hoạch nêu: “Ban Chỉ huy quân sự huyện gồm 1 đồng chí lãnh đạo trực tiếp chỉ huy, huy động lực lượng cơ quan ban chỉ huy quân sự huyện, lực lượng dân quân tự vệ để xử lý các tình huống về vật liệu cháy, nổ, khí độc và giải quyết các đối tượng liên quan”.

Trên tường nhà ông Vươn trước khi bị phá có một số vết lõm giống như vết đạn bắn - Ảnh: Thiên Bình

Trong bản kế hoạch số 104 cũng có mục “Xử lý các tình huống khác có thể xảy ra”. Ở điểm 4 mục này nêu rõ: “Trường hợp đối tượng đe dọa sử dụng hoặc sử dụng chất cháy nổ, chất độc thì các lực lượng công an, quân sự phải kịp thời ngăn chặn không để xảy ra hậu quả xấu và không dừng việc cưỡng chế”.

Như vậy, có thể thấy H.Tiên Lãng đã lường trước được khó khăn, đã tính tới giải pháp gia đình ông Vươn, ông Luân dùng vũ khí, vật liệu nổ. Nhưng điều đáng nói là ông Lê Văn Hiền chỉ đạo phải kiên quyết thực hiện, “không dừng việc cưỡng chế”.

Thêm vào đó, câu hỏi lớn đặt ra là chính quyền đã tính tới sẽ có vật liệu nổ, có vũ khí, vậy có lực lượng đi rà phá mìn hay không? Nếu có, tại sao lực lượng này không phát hiện ra mìn được chôn dưới đất? Chỉ đạo “không dừng việc cưỡng chế” của ông Hiền cũng trùng khớp với cách mà ông Phạm Văn Mải, Trưởng công an huyện đã thực hiện. Ngay khi mìn nổ, dù là tình huống nguy hiểm, nhưng ông Mải không cho rút quân, chờ tăng cường lực lượng, tổ chức rà soát mà vẫn tiếp tục áp sát. Để rồi người nhà ông Vươn đã bắn ra, khiến 6 người, trong đó có cả ông Mải bị thương.

Trong các cuộc cưỡng chế, lực lượng công an thường chỉ đóng vai trò đảm bảo an ninh trật tự, nếu xảy ra chống đối thì lực lượng này mới làm nhiệm vụ xử lý. Nhưng trong vụ này, đích thân trưởng công an huyện đã dẫn đầu một mũi tiên phong tiến vào nhà ông Vươn. Đây là điều rất khác so với thông lệ các cuộc cưỡng chế. Tại sao chính quyền và lực lượng công an huyện lại kiên quyết cưỡng chế, kiên quyết áp sát đến như vậy? Điều này chỉ có ông Hiền, ông Mải mới có thể trả lời.

Thêm vào đó, dù đã tình nghi có thể có thuốc nổ, có vũ khí, nhưng tại sao công an huyện lại vẫn đi vào khu cưỡng chế qua ngõ nhà của ông Vươn, ông Quý dựng ở bên ngoài (không nằm trong khu vực cưỡng chế)? Trong khi theo quan sát tại thực địa khu đầm, nếu nghi ngờ có mìn, lực lượng cưỡng chế hoàn toàn có thể đi nhờ qua đường của gia đình chủ đầm khác để tiếp cận khu vực 19,3 ha đầm nằm trong diện cưỡng chế của nhà ông Vươn. Như vậy sẽ an toàn hơn và có thể sẽ không xảy ra vụ nổ súng.


Nhà của ông Vươn bị đập, đốt phá - Ảnh: Lê Quân

Ai đập nhà và tại sao lại đập?

Đây là điều chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu nhưng đến nay vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng. Ban đầu ông Lê Văn Hiền nói rằng người dân bức xúc đập. Trong khi nhiều nhân chứng thấy một chiếc máy xúc đập nhà vào sáng 6.1. Những người dân xung quanh đó không ai dại gì mang máy xúc ra đập nhà. Nếu ông chủ đầm Kết có ý định chiếm đầm thì cũng không có nhu cầu đập nhà, vì khi tiếp quản khu đầm ông này cũng cần một căn nhà để cho người trông đầm ăn ở, sinh hoạt.

Như vậy, chỉ có thể do lực lượng của một cơ quan, tổ chức nào đó đập nhà, hoặc chỉ đạo, thuê hoặc nhờ người đến đập… Ít nhất việc này cũng diễn ra trước mắt công an xã, chính quyền xã Vinh Quang.

Chúng tôi đã có trong tay biên bản bàn giao hiện trường của H.Tiên Lãng cho xã Vinh Quang vào chiều ngày 5.1. Với biên bản này, ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, không thể chối bỏ trách nhiệm về việc để xảy ra đập nhà, xâm phạm khu vực cưỡng chế của những người lạ mặt.

Phân tích đáng lưu ý của luật sư

Một phân tích đáng lưu ý của luật sư Trần Vũ Hải, đoàn luật sư Hà Nội: “Qua xem một số bức ảnh hiện trường và theo một số người dân chứng kiến vụ việc hôm xảy ra cưỡng chế, có vẻ có việc nã đạn tại khu vực nhà của ông Quý (em ông Vươn). Có thể sau khi 6 chiến sĩ công an huyện, huyện đội bị bắn, Công an TP về tăng cường đã cho nổ súng vào căn nhà, nơi trước đó những người bắn công an ẩn nấp. Nếu có việc nã đạn, sẽ để lại nhiều vết tích trên các bức tường và sàn nhà. Có thể những vết tích này quá rõ ràng, chứng minh có việc nã đạn quá mức cần thiết. Đây có thể là nguyên nhân ngôi nhà này đã bị san phẳng, để xóa đi hiện trường”.

Thiên Bình

https://raovatdanang.forumvi.com

danang


Admin

Vài ngày trước cuộc họp của Thủ tướng với các bộ, ngành, UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đã đăng bài viết trên cổng thông tin điện tử huyện giải thích chủ trương, lý do giao và thu hồi đất đối với ông Đoàn Văn Vươn.

VnExpress lược trích bài viết trên:

Theo UBND huyện Tiên Lãng, do có điều kiện địa lý tự nhiên tiếp giáp sông, biển, phù sa bồi tụ khu vực cửa sông và ven biển, hàng năm lấn ra biển hàng trăm mét, để quản lý, sử dụng có hiệu quả quỹ đất mới được bồi tụ, ngày 6/10/1993 UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành hành Quy định số 497 quy định về quản lý và sử dụng mặt đất, mặt nước vùng bãi bồi ven sông, ven biển trên địa bàn.

Ngày 22/10/1993, Bộ trưởng Thuỷ sản ban hành Quyết định 750 về việc phê duyệt dự án đầu tư khai thác vùng bãi bồi ven biển phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Tiên Lãng. Từ năm 1993 đến năm 2000, huyện đã đưa 1.431 ha đất bãi bồi ven sông, ven biển sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, trong đó huyện giao cho 56 hộ gia đình, cá nhân với diện tích 515 ha. Ông Đoàn Văn Vươn được giao 21 ha, sau đó được giao bổ sung 19,3 ha, thời hạn giao 14 năm, từ tháng 10/1993. Khi hết hạn, UBND huyện thu hồi đất để giao cho UBND xã Vinh Quang quản lý cho thuê theo quy định của Luật đất đai năm 2003.

Giải thích việc giao đất chỉ với thời hạn 14 năm, dẫn Luật Đất đai năm 1987 (công bố ngày 8/1/1988), Nghị định 30 ngày 23/3/1989 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Thông tư 05 ngày 18/12/1991 của Liên bộ Bộ Thuỷ sản và Tổng cục Quản lý đất đai, UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành Quyết định số 447 ngày 4/10/1993 giao đất chưa sử dụng cho ông Đoàn Văn Vươn sử dụng thời hạn 14 năm với diện tích là 21 ha.

Theo UBND huyện Tiên Lãng, ngay từ khi được giao đất, ông Đoàn Văn Vươn đã lấn chiếm thêm 19,3 ha, đến năm 1997 UBND huyện kiểm tra và phát hiện ông Vươn lấn chiếm đã xử lý phạt vi phạm hành chính. Theo đề nghị của ông Vươn, UBND huyện đã giao tiếp 19,3 ha, thời gian giao đất tính từ ngày giao diện tích 21 ha là 4/10/1993.

UBND huyện Tiên Lãng khẳng định theo Luật đất đai năm 1987 và các nghị định, thông tư nêu trên thì người được giao đất chỉ phải nộp thuế theo quy định, khi hết thời hạn giao đất phải bàn giao lại toàn bộ mặt bằng và các công trình phục vụ sản xuất, vật kiến trúc xây dựng trong phạm vi đất được giao, nhà nước (UBND huyện) không tính toán giá trị tài sản còn lại cho chủ sử dụng đất.
Căn nhà của ông Đoàn Văn Vươn trước khi bị phá bỏ. Ảnh: Pháp luật TP HCM.

Giải thích lý do không giao đất theo Nghị định 64 với thời hạn 20 năm, UBND huyện Tiên Lãng khẳng định đất giao cho các hộ sử dụng là diện tích nằm ngoài đê quốc gia, chưa ổn định, chưa sử dụng, đang thực hiện dự án Vinh Quang 2 do UBND huyện quản lý. Mặt khác theo Luật đất đai năm 1987, UBND huyện giao đất chưa sử dụng cho tổ chức, cá nhân sử dụng có thời hạn hoặc tạm thời để sản xuất nông nghiệp. Và trong thời kỳ thực hiện dự án được Bộ Thuỷ sản phê duyệt tại Quyết định số 750 ngày 22/10/1993, diện tích giao cho ông Vươn nằm trong tiểu vùng II rộng 200 ha là đất bãi triều trống, còn hoang hoá, cần đầu tư hạ tầng để đưa vào sử dụng.

Ông Đoàn Văn Vươn không được giao đất theo nghị định 64 trên địa bàn xã Vinh Quang, do đã được địa phương nơi cư trú giao ổn định 20 năm (UBND xã Bắc Hưng giao cho hộ gia đình ông Vươn 7 khẩu, diện tích 2.940 m2).

Giải thích về quyết định thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, UBND huyện căn cứ Nghị định 30 ngày 23/3/1989 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 1987 quy định người được giao đất có mặt nước để quai đê lấn biển, nuôi trồng thuỷ sản thì thời gian đưa đất vào sử dụng được kéo dài thêm 6 tháng so với quy định tại khoản 5 Điều 14 Luật Đất đai, huyện đã để dài thêm đến 18 tháng kể từ khi đến hạn phải giao trả, nhưng ông Đoàn Văn Vươn không bàn giao mà tiếp tục sử dụng 40,3 ha trong gần 4 năm qua không nộp bất cứ khoản nào cho Nhà nước. Đến nay ông Đoàn Văn Vươn không chịu nộp số tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp là 10.035.000 đồng.

Khi hết hạn giao đất, UBND huyện Tiên Lãng yêu cầu ông Đoàn Văn Vươn giao trả lại để thực hiện cho thuê theo Luật Đất đai năm 2003. Việc thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn căn cứ vào quy định Luật Đất đai năm 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP giao cho UBND xã Vinh Quang quản lý quỹ đất này để cho thuê theo quy định.

Ông Đoàn Văn Vươn không chấp hành việc thu hồi đất giao đã hết thời hạn, khởi kiện ra TAND về quyết định thu hồi của UBND huyện. TAND cấp sơ thẩm đã xét xử, bác đơn khởi kiện của ông Vươn. Sau đó ông Vươn kháng cáo lên Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng, tòa đã quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, ông Vươn xin rút toàn bộ yêu cầu kháng cáo, TAND thành phố quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm và tuyên bản án của TAND huyện Tiên Lãng có hiệu lực pháp luật.

Căn cứ vào phán quyết đó, UBND huyện Tiên Lãng đã nhiều lần làm việc với ông Vươn để bàn việc cho thuê đất, nhưng ông Vươn kiên quyết đòi phải được giao lại đất. Để đảm bảo kỷ cương, thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai, sau khi báo cáo các cơ quan có thẩm quyền thành phố, sau nhiều lần đối thoại (8 lần thông báo và làm việc trực tiếp), UBND huyện Tiên Lãng đã tiến hành cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn.

Giải thích lý do thu hồi đất không bồi thường, UBND huyện Tiên Lãng dẫn Điều 43 Luật Đất đai năm 2003 không bồi thường về đất; Điều 43 Luật Đất đai năm 2003 không bồi thường về tài sản gắn liền với đất và quyết định số 447 ngày 04/10/1993 của UBND huyện Tiên Lãng đã quy định rõ khi hết thời hạn giao đất chủ sử dụng đất phải bàn giao lại toàn bộ mặt bằng và các công trình phục vụ sản xuất, vật kiến trúc xây dựng trong phạm vi đất được giao, nhà nước (UBND huyện) không tính toán giá trị tài sản còn lại cho chủ sử dụng đất.

Luận bàn về công bằng xã hội trong quyết định giao và cưỡng chế đất đối với hộ ông Đoàn Văn Vươn, UBND huyện Tiên Lãng cho rằng Nhà nước đầu tư hàng chục tỷ đồng cho dự án lấn biển, đắp đê bao, làm đường công vụ, trồng rừng phòng hộ. Các chủ vùng tham gia bằng việc khoanh bờ, tạo ao, khai thác, thu lợi, trong khi những hộ dân thuê đất phải trả tiền thuê cao hơn chục lần số tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp phải nộp của người được giao đất.

"Thật không công bằng, trong khi người dân Vinh Quang như ông Nham, ông Bìa, không được giao đất lại phải thuê lại của ông Vươn xã Bắc Hưng với mức giá cao trên 20 lần tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp tính cho mỗi ha", bài viết có đoạn.

UBND huyện khẳng định việc giao đất nuôi trồng thủy sản với diện tích lớn ở thời điểm hiện nay không phù hợp với Luật Đất đai năm 2003; phải chuyển từ hình thức giao đất sang cho thuê đất để sử dụng đất có hiệu quả và đảm bảo công bằng xã hội.

Xuân Hoa

https://raovatdanang.forumvi.com

danang


Admin

Mỗi lần hô “linh tình … phộc!”, người đàn ông sẽ cầm biểu tượng dương vật bằng gỗ đâm vào biểu tượng âm vật cũng bằng gỗ mà người phụ nữ đang cầm trong bóng tối. Nếu trúng, đó là điềm may mắn cho cả làng trong năm.

Đêm 11 tháng Giêng âm lịch, hàng nghìn người dân xã Tứ Xã (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) và các vùng lân cận đã đội mưa, chịu rét để xem lễ hội Trò Trám, còn gọi là lễ hội “Linh tinh tình phộc” – lễ hội độc đáo có một không hai của người dân xóm Trám, xã Tứ Xã.

Nói đây là lễ hội “tế nhị” và phồn thực nhất Việt Nam quả không sai. Tất cả các trò diễn xướng trong lễ hội đều có một sự ẩn dụ về khả năng sinh sôi nảy nở của con người.
Ảnh:
Nghi lễ "tế nhị" linh tinh tình phộc, mô tả cảnh giao hợp dựa trên tín ngưỡng phồn thực. Ảnh: Đặng Tuyền.

Mở đầu, các trò như: đi cày, cấy, câu cá, đánh lờ, dệt lụa, cung bông, thợ mộc, mua Xuân - bán Xuân và dạy học được trình diễn tại sân miếu Trò. Tiếp đó là trò “Tứ dân chi nghiệp”, miêu tả một cách dân dã nhất những nghề xưa như Sĩ, Nông, Công, Thương…

Tâm điểm và cũng là linh hồn của Trò Trám là “lễ mật” diễn ra lúc nửa đêm 11 rạng ngày 12 tháng Giêng âm lịch. Đây là thời gian giao hòa giữa trời và đất, ngày cũ qua và ngày mới bắt đầu. Sau lễ tế (bắt đầu vào lúc 23 giờ) do các cụ cao niên trong làng thực hiện, đến đúng 0 giờ (ngày 12 tháng Giêng), cụ thủ từ miếu Trò thắp hương và bắt đầu rước “nõ nường” - hai vật tương trưng cho giới tính nam và nữ (làm bằng gỗ và sơn màu đỏ) đặt thờ trong miếu Trò và trao cho đôi nam nữ đã được chọn từ trước.

Lúc này, đèn, nến trong và ngoài miếu tắt phụt, cụ chủ tế hô “linh tinh tình … phộc”, hai nhân vật chính: nam cởi trần đóng khố cầm nõ, nữ mặc váy đeo yếm đào cầm nường làm các thao tác như giao hợp của người nam và người nữ. Nếu ba lần đâm trúng – mùa màng tươi tốt, bội thu; hai lần – được mùa; một lần là làm ăn kém …Trong đêm tối chủ tế nghe tiếng “cạch” đủ ba tiếng đèn lại sáng. Phút ấy gọi là phút “thiêng”, “dập” chiêng trống để mừng và kính báo với thần linh, thiên địa biết “lễ mật” đã thành công.

Nếu như ngày trước, sau 3 câu khẩu lệnh “linh tinh tình phộc”, cụ thủ từ sẽ hô to “tháo khoán”. Mọi người hò reo, các đôi trai gái trong làng được “tự do” mọi chuyện ngoài rừng trám. Cô nào mang thai trong dịp đó là lễ “hèm” của làng đã thành công, đem lại điều may mắn cả năm cho gia đình và làng xã. Những đứa trẻ được sinh ra trong đêm “linh tinh tình phộc” làng chấp nhận vì họ cho rằng những đứa trẻ đó sẽ đem lại sự phồn thực cho cả làng.

Ngày nay, tục “tháo khoán” không còn, chỉ còn hò reo vui vẻ nhưng tín ngưỡng phồn thực và hoạt động tính giao vẫn được tôn vinh và trở thành linh thiêng, chứa đựng ý niệm và nguyện ước về sự phát triển phồn vinh của cư dân nông nghiệp.
Một hoạt động diễn trò trong lễ hội Trò Trám.
Một hoạt động diễn trò trong lễ hội Trò Trám. Ảnh: Đặng Tuyền.

Sáng ngày hôm sau (ngày 12 tháng Giêng âm lịch) là lễ “Rước lúa thần” cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Ông Nguyễn Hồng Toàn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tứ Xã cho biết: đây là lễ hội dân gian mang đậm tính phồn thực của vùng trung du, đồng bằng châu thổ sông Hồng, phản ánh ước nguyện sinh tồn, cầu mong con người cùng muôn vàn cỏ cây được sinh sôi, phát triển, xã hội phồn thịnh, đời sống no ấm, hạnh phúc …

Cũng theo ông Toàn, đây là lễ hội thu hút được rất nhiều khách thập phương đến tham gia. Năm nào, lượng khách đến với lễ hội cũng tăng hơn năm trước đó.

Đặng Tuyền

https://raovatdanang.forumvi.com

danang


Admin

Khi nghĩ đến những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, có thể bạn không bao giờ chú ý đến thành phố Luanda của Angola.

Luanda là một trong những nơi đắt đỏ hàng đầu thế giới.

Đường sá đầy ổ gà, hỗn loạn và vẫn còn vô số dấu ấn của hàng chục năm nội chiến, Luanda gần như không hề có những vẻ đẹp huyền ảo quyến rũ như Tokyo, New York hay Moscow, và ước tính một nửa người Angola sống dựa vào chưa đầy 2 USD mỗi ngày.

Tuy nhiên, bất chấp sự nghèo đói hoành hành và những khu nhà ổ chuột ngổn ngang, Luanda vẫn là một nơi giá cả cao như trên trời.

Tiền thuê một ngôi nhà có thể lên tới 10.000 USD mỗi tháng, một bữa ăn bình thường cho hai người có giá 50 USD, một phòng khách sạn ngốn 400 USD mỗi đêm và một cân khoai tây giá 16 USD.

Giá thuê một chiếc ôtô tự lái bình thường sẽ là 90 USD/ngày trong khi nếu muốn thuê một chiếc xe SUV thì bạn sẽ phải bỏ ra 200 USD.

"Phí tổn"

Giá cả như vậy trong những năm gần đây đã đưa Luanda lên vị trí hàng đầu trong các cuộc khảo sát về chi phí sinh hoạt cho người nước ngoài do các hãng như Mercer tổ chức.

Khi Wina Miranda chuyển từ Indonesia tới Luanda năm 2008 cùng với chồng cô, kỹ sư Erwin Santosa, cô biết thành phố này sẽ rất đắt đỏ. Nhưng cô không nghĩ sự đắt đỏ lại quá mức như vậy.

"Thực tế, chi phí sinh hoạt và các loại phí tổn là tất cả những gì tôi tìm thấy khi tra cứu trên Google về Angola", người phụ nữ 34 tuổi này bày tỏ. "Không có nhiều dữ liệu, không ảnh hay thông tin khác, chỉ có những câu chuyện kể về giá cả đắt đỏ tại đây. Nhưng thực tế, chúng tôi không biết là như thế nào mãi cho tới khi chúng tôi tới đây và qua trải nghiệm".

Erwin, 34 tuổi, làm việc cho một công ty dầu lửa quốc tế và thu nhập của anh dùng để chi trả cho tiền nhà (một căn 3 phòng ngủ nằm bên trong một khu tư nhân ở phía nam thành phố), tiền xe và học phí cho con gái 7 tuổi ở trường quốc tế.

"Đông lạnh"

Wina cho hay, chi phí chính của gia đình cô là mua các loại hàng tạp phẩm.
"Tôi nghĩ chúng tôi có thể phải mất tới 2.000 USD/tháng, và chúng tôi thậm chí không uống rượu", cô cho biết rồi giải thích rằng, thịt và rau là các mặt hàng đắt nhất.
"Chúng tôi là người Á và ăn rất nhiều giá đỗ, nhưng một hộp ở đây giá 6 USD còn thịt bò có thể lên tới 45 USD/kg, và đó là đồ đông lạnh, chứ không phải thịt tươi".

Theo kỹ sư viễn thông Bồ Đào Nha Fernando Azvedo, người sống ở Luanda cùng vợ kể từ năm 2010, những mặt hàng giá cả phải chăng là beer (60 xu/chai), thuốc lá (1,5 USD) và xăng dầu - 40 xu một lít diesel.

"Chúng tôi có thể đi quanh Luanda để tìm giá tốt hơn", anh cho biết. "Nhưng sẽ chẳng bao giờ dám chắc về chất lượng hàng hóa. Tôi chỉ mua hoa quả bên ngoài các cửa hàng bình thường, tất cả bạn đều không biết về điều kiện hoặc xuất xứ sản phẩm".

Azvedo trả 5.000 USD/tháng thuê nhà - mặc dù số tiền này do công ty chi trả - và cho biết việc chi 200 USD cho một bữa ăn đơn giản bên ngoài là chuyện thường.

"Cắt cổ"

James Wilde, người đã sống khắp thế giới và giờ đang làm cố vấn cho một công ty viễn thông Đức ở Luanda, nhận xét: "Luanda chắc chắn là nơi đắt đỏ nhất mà tôi từng ở".
"Giá thuê nhà thì đúng là cắt cổ. Một căn hộ hai phòng ngủ ở Luanda giá 4-5.000 USD mỗi tháng. Khi sống ở Moscow, tôi tốn 2.000 USD mỗi tháng tiền thuê một căn hộ hai phòng ngủ, và ở đây, bạn phải trả nhiều hơn mà chất lượng nhà thì không bằng".

"Lần đầu tiên đến đây, tôi nhớ tôi đã phải cất trữ đồ trong nhà bếp, và lần đầu tiên tới cửa hàng tạp phẩm, tôi tiêu mất 800 USD. Hàng mua được không đủ xếp trong cốp xe, tôi không tin nổi".

"Điều bực nhất là tôi không nghĩ bạn nhận được những gì bạn phải mất tiền mua, về mặt chất lượng hoặc dịch vụ. Nhưng khi đó, lương của tôi được điều chỉnh nên cũng đủ chi trả khi làm việc ở Luanda, và tôi nghĩ phần lớn các trường hợp người nước ngoài sống ở đây đều thế".

Vậy tại sao một thành phố như Luanda lại đắt đỏ đến vậy?

Có một số nguyên nhân. Nguyên nhân chính là Angola đã trải qua một cuộc nội chiến bắt đầu năm 1975, khi nước này giành được độc lập từ Bồ Đào Nha, và kéo dài đến năm 2002.

Trong thời gian đó, hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đều ngừng trệ và cơ sở hạ tầng cơ bản như đường sá, đường sắt, đường điện và đường ống nước bị tàn phá nặng nề.

Một thời là nhà xuất khẩu lớn về các mặt hàng như cà phê và cotton, và tự cung tự cấp về hầu hết các loại hàng hóa, Angola giờ đây phải nhập khẩu khoảng 80% các loại hàng hóa tiêu dùng.

Với mỗi hộp hoặc gói thực phẩm mua ở Luanda, bạn phải trả cho cả chi phí vận chuyển sản phẩm đó vào Angola và đưa hàng đó lên kệ siêu thị, qua một cảng chồng chất các loại thuế nhập khẩu và một thành phố tắc nghẽn về giao thông.

Có một số người hoài nghi cho rằng giới kinh doanh chóp bu ở Angola, những người kiểm soát các công ty nhập khẩu, đã không làm gì nhiều để hạ bớt các chi phí, mặc dù trong những năm gần đây, đó là một trong những ưu tiên của chính phủ.

Jose Severino, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Angola (AIA), nói rằng đó là một một vòng luẩn quẩn.

"Bạn chịu điện mất liên tục, vì vậy bạn cần một máy phát, hệ thống vận tải nghèo nàn và nhân lực yếu kém làm tăng chi phí sản xuất tổng thể, và điều đó có nghĩa là nhập khẩu hàng hóa còn rẻ hơn là chế tạo hàng hóa ở đây".

"Nếu tình trạng này còn tiếp diễn, và nếu ở đây, các loại thuế quá cao, tệ quan liêu quá phức tạp thì sẽ không ai muốn sản xuất ở địa phương, và giá cả sẽ không thể hạ được".

Giá nhà ở giảm?

Tuy vậy, cũng có một số tin tức tốt lành. Giá nhà ở mới đây đã giảm.

Daniel Esteves điều hành Imorizon, một công ty bất động sản nhỏ ở Luanda. Gốc Bồ Đào Nha nhưng lấy một cô gái Angola, anh đã sống ở quê hương vợ 5 năm nay.

"Đó là vấn đề giữa cung và cầu. Khi thêm nhiều nhà ở được xây dựng thì giá giảm xuống. Trong một số trường hợp, giá căn hộ giảm 50% so với cách đây 3 năm, và xu hướng này sẽ còn tiếp tục".

Tuy nhiên, Esteves cho biết anh vẫn có thể cho thuê một căn hộ ở vùng ngoại ô mới Talatona với giá 15.000 USD, và các căn nhà ở khu vực đó khởi điểm từ 6.000 USD đến 30.000 USD/tháng, phụ thuộc vào loại nhà và các tiện nghi.

Dòng người nước ngoài ồ ạt kéo vào Luanda thời hậu chiến, với nhiều người làm việc trong lĩnh vực xây dựng và dầu lửa, đã đẩy giá cả lên cao.

Nhưng tuy nhất trí rằng các công ty đa quốc gia có thể làm tăng giá nhà ở, Fernando Azvedo vẫn tin rằng chính các chủ nhà Angola đã kiếm chác từ cơ hội này. Anh cho biết thêm, mặc dù những người xa xứ đôi khi vung tiền cho các bữa ăn ở nhà hàng hoặc mua các vật dụng nhập khẩu giá đắt ở siêu thị, nhưng anh cảm thấy người Angola giàu có mới là những người chi tiêu hào phóng.

Wina Miranda, một kỹ sư về môi trường nhưng không làm việc trong thời gian ở Luanda, nói rằng cô và những người nước ngoài đã học được cách xoay xở với giá cả.

Cô thường mang một hộp thức ăn giữ được lâu mỗi lần họ về nhà và mới đây cô còn phát hiện ra một nông trại Trung Quốc bán rau ngon với giá rẻ.

"Tôi biết một phụ nữ tự làm sữa chua, kem, bánh mì và bà còn tự trồng bắp cải, ủ giá đỗ. Không có nhiều việc ở đây nên bạn có nhiều thời gian để làm những thứ đó".

"Tôi nhớ 10 ngày sau khi chúng tôi tới đây là đến sinh nhật con gái tôi. Tôi đã hứa với cháu là sẽ có một chiếc bánh Barbie, vì vậy tôi ra ngoài tìm mua và mức giá là 360 USD. Nhưng năm sau đó, tôi đã tự làm bánh cho con, đó là những gì bạn làm, bạn học cách để trụ được, bởi vì một chiếc bánh sinh nhật giá 360 USD là một điều quá lố".

Ed Corbett là một cố vấn kinh doanh Anh sống ở Luanda.

Ông nói tiếng Bồ Đào Nha và không gặp vấn đề gì khi bắt taxi ở địa phương hay mặc cả hoa quả mua của những người bán dạo. Tuy nhiên, ông thừa nhận không phải tất cả những người nước ngoài ở Luanda đều có thể làm được điều đó.

Theo ông, giá cả ở thành phố này đã giảm 'đáng kể" trong 18 tháng qua, không chỉ về nhà ở mà còn cả các hàng hóa trong siêu thị, chủ yếu do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.

"Tôi sẽ ngạc nhiên nếu Luanda giữ vị trí số 1 trong các cuộc khảo sát về chi phí sinh hoạt năm nay", Ed Corbett bày tỏ. "Luanda rất đắt đỏ, nhưng nếu bạn biết nơi mua sắm thì thành phố này đang trở nên ngày càng dễ chịu hơn".

Thanh Hảo (Theo BBC

https://raovatdanang.forumvi.com

danang


Admin

Nếu bạn từng ngạc nhiên với khách sạn băng tuyết ở Thụy Điển hay Canada thì đến Bolivia du khách lại được chiêm ngưỡng và nghỉ ngơi tại một khách sạn được làm hoàn toàn bằng muối.

>> 10 'sinh vật lạ' từng gây xôn xao
>> Blog 'đi bụi': Bản đồ vùng đất thánh cổ xưa nhất thế giới
>> Thác Máu độc đáo ở Nam Cực

Nằm giữa đỉnh núi Andes là khách sạn Playa Blanca, bao quanh là cả biển trắng tưởng như bất tận. Màu trắng ở đây không phải là tuyết mà là màu trắng của muối với trữ lượng khoảng 10 tỷ tấn. Muối là loại "vật liệu" dồi dào nhất nơi đây nên nó đã được sử dụng để xây dựng khách sạn. Từ gạch, tường, sàn nhà, mái nhà cho đến tất cả bàn ghế và thậm chí là giường đều làm từ muối.

Du khách có thể tìm thấy khách sạn muối ở sa mạc muối lớn nhất thế giới Salar de Uyuni, gần biên giới với Chile. Hình ảnh vệ tinh cho thấy Salar de Uyuni được bao quanh là núi Tunupa. Với diện tích 10.582km2, nó rộng gấp khoảng 25 lần cánh đồng muối Bonneville ở Mỹ. Gần Uyuni là sa mạc muối nhỏ hơn Salar de Coipasa và hai hồ gồm hồ Poopó và hồ Uru Uru. Cách đây khoảng 40.000 năm, toàn bộ khu vực này là hồ Minchin, một hồ khổng lồ thời tiền sử.

Chỉ có khoảng 25.000 tấn muối trong tổng số 10 tỷ tấn muối được khai thác từ sa mạc Salar de Uyuni mỗi năm. Các khoáng chất chính như thạch cao, kali, magiê và một nửa lượng lithium trên thế giới cũng được tìm thấy ở đây. Du khách ghé thăm Playa Blanca có thể nhìn thấy những đụn muối khổng lồ ngay bên ngoài cửa sổ khách sạn muối.

Với một quầy bar, phòng khách, phòng ăn và 15 phòng ngủ, khách sạn muối mang lại cho du khách trải nghiệm thú vị khi đến với vùng đất này. Ngồi trên những chiếc ghế bằng muối, bên chiếc bàn cũng hoàn toàn làm từ muối, du khách có cơ hội đắm mình vào không gian muối trắng xóa của sa mạc muối.

Khách sạn được xây dựng từ những khối muối hợp nhất với nhau bằng một hỗn hợp của nước và muối tạo thành một chất giống như xi măng. Bên trong khách sạn là không khí ấm cúng và mặn mòi hương vị muối.


Sa mạc muối nhìn từ vũ trụ.

Những đụn muối trắng tinh.

Bàn, ghế làm bằng muối.

Bên trong khách sạn muối.

Hành lang bên trong khách sạn muối, lối dẫn vào các căn phòng ấm cúng.

Dạo chơi với tiếng muối lạo xạo dưới chân.

Và khi nước bao phủ, cả cánh đồng muối trở thành tấm gương phản chiếu tuyệt đẹp.

https://raovatdanang.forumvi.com

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết